Chuẩn bị bề mặt trước khi sơn là một bước quan trọng ảnh hưởng lớn đến kết quả cuối cùng của công trình gỗ. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, việc sử dụng giấy nhám phù hợp là điều không thể thiếu. Các loại giấy nhám có độ hạt khác nhau sẽ có ý nghĩa riêng biệt trong ngành sơn gỗ. Cùng OSEVEN theo dõi bài viết sau đây để cùng tìm hiểu nhé!

Ý nghĩa về độ hạt của các loại giấy nhám trong ngành sơn gỗ

Giấy nhám là gì?

Giấy nhám là một loại vật liệu mài mòn được sử dụng rộng rãi để đánh bóng và chà nhám các bề mặt sản phẩm. Tác dụng của giấy nhám là làm cho bề mặt trở nên nhẵn mịn hơn, bằng phẳng hơn và tạo điều kiện tốt cho việc sơn lót và sơn phủ bám chắc lên bề mặt, từ đó nâng cao tính thẩm mỹ của sản phẩm.

Ý nghĩa về độ hạt của các loại giấy nhám trong ngành sơn gỗ

Trong ngành sơn gỗ, giấy nhám thường được sử dụng trong hai giai đoạn chính là chà phá ban đầu và hoàn thiện. Trong giai đoạn chà phá ban đầu, giấy nhám giúp loại bỏ các phần gồ ghề và lớp sơn cũ. Còn trong giai đoạn hoàn thiện, nó được sử dụng để chà mịn bề mặt, tạo cho sản phẩm vẻ bóng, mịn và bằng phẳng hơn.

Giấy nhám trong ngành sơn gỗ có nhiều loại với độ nhám khác nhau, phục vụ cho các yêu cầu công việc cụ thể. Giấy nhám có độ hạt càng thấp thì càng thô và được sử dụng để đánh bóng bề mặt. Còn giấy nhám có độ hạt cao hơn thì có tác dụng mài nhẵn bề mặt gỗ.

Ý nghĩa về độ hạt của các loại giấy nhám trong ngành sơn gỗ

Giấy nhám có chức năng đánh bóng và chà nhám bề mặt gỗ 

Các loại giấy nhám được sử dụng trong ngành sơn gỗ

Giấy nhám được xem là vật liệu không thể thiếu trong ngành sơn gỗ. Trên thị trường hiện nay, giấy nhám được phân loại thành nhiều loại khác nhau dựa trên chức năng và hình dáng của nó, giúp đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình chà nhám.

Phân loại theo chức năng

Trong quá trình sơn gỗ, giấy nhám thường được kết hợp với các dòng máy chuyên dụng hoặc sử dụng để chà nhám bằng tay. Dựa trên chức năng, giấy nhám được phân thành các loại như sau:

  • Giấy nhám thùng

Đây là loại giấy nhám có kích thước lớn nhất trên thị trường hiện nay, thường được kết hợp với máy chà nhám thùng. Giấy nhám thùng được sử dụng để mài mịn bề mặt các sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên. Các kích thước phổ biến của giấy nhám thùng là 600mm, 900mm và 1300mm.

  • Giấy nhám băng

Loại giấy nhám này thường có khổ rộng từ 300mm trở xuống, thường được đóng thành các băng nhỏ hoặc cuộn lại thành từng cuộn. Giấy nhám băng được sử dụng cùng với máy chà nhám cầm tay như máy chà nhám tăng hay máy chà nhám cạnh. Ngoài ra, nó cũng có thể được cắt thành từng miếng nhỏ để chà nhám bằng tay tại các vị trí đặc thù.

  • Giấy nhám tờ

Đây là một trong những loại giấy nhám phổ biến nhất, có kích thước khoảng 230 x 280 mm. Giấy nhám tờ được sử dụng để chà nhám bằng tay trên các mặt phẳng hoặc kết hợp với máy chà nhám rung cầm tay để xả nhám trong quá trình sơn Pu.

Ý nghĩa về độ hạt của các loại giấy nhám trong ngành sơn gỗ

Mài nhẵn bề mặt gỗ hiệu quả khi sử dụng máy chà nhám  

Phân loại theo độ nhám

Độ nhám của giấy nhám được ký hiệu bằng chữ P và chỉ ra độ thô của các hạt nhám trên bề mặt giấy nhám. Dưới đây là các độ nhám phổ biến trong ngành sơn gỗ:

  • P40: Sử dụng để chà nhám các bề mặt thô ráp và đối với những bề mặt có độ phẳng tương đối.
  • P80: Dùng để phá và tạo độ mịn ban đầu cho bề mặt gỗ.
  • P180: Chà nhám và làm mịn bề mặt trước khi sơn PU.
  • P240: Sử dụng để xả lót sơn PU trong quá trình sơn.
  • P320: Dùng để xả nhám và mang lại độ mịn màng cao.
  • P400: Tạo độ mịn lớn nhất cho bề mặt.

Khi sử dụng giấy nhám chà gỗ, việc lựa chọn đúng độ nhám phù hợp với từng công đoạn là rất quan trọng. Độ nhám càng cao thì giấy nhám sẽ mài mòn nhanh hơn, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng cần chọn giấy nhám có độ nhám cao. Việc lựa chọn loại giấy nhám phù hợp sẽ phụ thuộc vào từng công đoạn cụ thể trong quá trình chà nhám và sơn gỗ.

OKATA là thương hiệu giấy nhám được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay và được nhiều thợ thi công gỗ tin dùng. Giấy nhám OKATA được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản, là sản phẩm được bán ra bởi OSEVEN với mức giá hợp lý.

Đặc biệt giấy nhám OKATA có đa dạng các độ hạt khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu của thợ thi công từ khâu chà phá thô ban đầu cho đến làm láng mịn và đánh bóng sản phẩm trong từng chi tiết nhỏ nhất, giúp sản phẩm sau khi sơn có bộ bám dính và bóng mịn tuyệt vời.

OKATA - Thương hiệu giấy nhám chất lượng hàng đầu đến từ Nhật Bản 

Giấy nhám có độ hạt cao có ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt gỗ sau khi sơn?

Độ hạt của giấy nhám xác định mức độ mịn màng của bề mặt sau khi sử dụng. Giấy nhám có độ hạt cao sẽ tạo ra một bề mặt mịn hơn và ít hằn lấn hơn so với giấy nhám có độ hạt thấp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bề mặt sơn gỗ vì nếu bề mặt không được nhám mịn, các vết nứt, lỗ hổng hoặc các khuyết điểm khác có thể lộ ra sau khi sơn

Bên cạnh đó, giấy nhám có độ hạt cao cũng giúp loại bỏ những vết bẩn, cặn bẩn và các lớp sơn cũ trên bề mặt gỗ. Điều này làm cho bề mặt gỗ trở nên sạch hơn và có khả năng thẩm thấu sơn tốt hơn, giúp sơn lớp sơn mới bám chắc lên bề mặt.

Để bề mặt gỗ sau khi sơn đạt chất lượng tốt nhất, ngoài việc sử dụng giấy nhám có độ nhám phù hợp thì lựa chọn loại sơn gỗ cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của công trình. OSEVEN là thương hiệu nổi tiếng trong ngành sơn gỗ, cung cấp đa dạng loại sơn từ sơn lót đến sơn phủ. Với các tính năng nổi bật như chống thấm, chống tia UV, độ bền và kết dính cao, OSEVEN là dòng sản phẩm sơn gỗ hàng đầu mà bạn không nên bỏ qua.

Ý nghĩa về độ hạt của các loại giấy nhám trong ngành sơn gỗ

OSEVEN - Dòng sản phẩm chất lượng cao khuyên dùng trong ngành sơn gỗ 

Kết luận

Hy vọng mà OSEVEN chia sẻ trên đây giúp bạn có thể biết chức năng và lựa chọn loại giấy nhám phù hợp với công trình gỗ của bạn. Để lựa chọn loại giấy nhám và sơn gỗ phù hợp, hãy liên hệ với OSEVEN ngay hôm nay để được tư vấn hoàn toàn miễn phí!

Mọi thông tin xin liên hệ: 

Sơn gỗ OSEVEN

Hotline: 1900.1207

Fanpage: OSEVENpaint

Liên hệ làm đại lý: (Zalo Official: Sơn gỗ OSEVEN – tài khoản tick vàng)

Written by Paint Oseven

Find similar articles

oseven

More stories

NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI SƠN GỖ NGOẠI THẤT

Sơn gỗ ngoại thất được sử dụng để bảo vệ và gia tăng độ bền cho bề mặt gỗ trước sự tác động của thời tiết, tia UV và một số yếu tố môi trường khác. Vậy bạn đã biết những lưu ý quan trọng khi sơn gỗ ngoại thất? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.